Đầu tư - xây dựng Kinh_tế_Cộng_hòa_Dân_chủ_Nhân_dân_Triều_Tiên

Đầu tư trong nước

Nhìn chung, CHDCND Triều Tiên là quốc gia quân sự với 1,2 triệu binh sĩ. CHDCND Triều Tiên thường tập trung tất cả các nguồn tài nguyên và tiền bạc để xây dựng lực lượng quân đội. Để tăng cường khả năng quốc phòng, ban lãnh đạo CHDCND Triều Tiên tập trung nguồn lực quan trọng cho các mục đích quân sự. Theo đó, hơn 1/4 ngân sách nhà nước được chi cho quân đội theo chính sách Tiên quân, Ngân sách quốc phòng hàng năm của Triều Tiên là 5,217 tỉ USD (2002), ước tính chiếm khoảng 22,9% GDP (2003). Theo CHDCND Triều Tiên thì chi phí quân sự năm 2010 là 15,8% ngân sách nhà nước.[180] Trước khi CHDCND Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa, phía Hàn Quốc tính toán rằng, Bình Nhưỡng đã chi khoảng 2,8-3,2 tỷ USD trong thời gian từ năm 1998 vào chương trình tên lửa và hạt nhân. Số tiền này đủ để mua lương thực cho cả nước CHDCND Triều Tiên dùng trong 3 năm[29] Ngân sách quốc gia chi cho quân sự quá nhiều khiến các lĩnh vực dân sự không thể phát triển, CHDCND Triều Tiên được đánh giá là rất giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng sự chi tiêu cho quân sự với quy mô lớn đang làm hao mòn nguồn tài nguyên này.

Một công trình cao tầng sang trọng mới được xây dựng năm 2012

Một ghi nhận trong thời gian gần đây dưới thời kỳ lãnh đạo của Kim Chính Ân, CHDCND Triều Tiên cũng nỗ lực vươn cao hơn trong lĩnh vực du lịch biển khi tìm cách biến một chiếc phà cũ kỹ thành một con tàu sang trọng, những thứ tưởng như chỉ có ở nước ngoài như sân golf, công viên chủ đề, xe sang, hàng hiệu… cũng đã xuất hiện.[110] CHDCND Triều Tiên đã chi 10 triệu USD để xây dựng tượng đài các nhà cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật để long trọng kỷ niệm 1 năm ngày mất của cố lãnh đạo Kim Chính Nhật, đồng thời cũng tròn 1 năm ông Kim Jong-Un lên cầm quyền.

Bên cạnh đó là những công trình lớn như nhà hát 8 tầng, dự án nhà ở từ 20-45 tầng, hàng loạt tượng đài trên đường phố chính của thủ đô Bình Nhưỡng, trong đó hai khách sạn lớn cũng đang được xây dựng với tham vọng đón tiếp một lượng khách lớn, cùng với một bể bơi lớn và công viên giải trí khổng lồ, các dự án nói trên được cho là tiêu tốn tổng cộng hơn 01 tỷ USD, tương đương 1/6 ngân sách hàng năm của Triều Tiên.[110] Kim Chính Ân cũng chỉ thị quân đội Triều Tiên phải chuyển đổi ba sân bay do quân đội quản lý sang mục đích dân sự với mục đích đón nhận nhiều hơn khách du lịch nước ngoài. Ba sân bay này nằm gần Wonsan, núi Bakedu và núi Chilbo

CHDCND Triều Tiên đã đầu tư xây dựng một dự án lớn là khu resort nằm trên núi Kumgang của CHDCND Triều Tiên. Đây từng là điểm đến đoàn tụ cho những gia đình bị ly tán ở hai miền Triều Tiên, tuy vậy, thị trấn resort này đã trở thành một thị trấn bỏ hoang kể từ khi dòng du khách đến từ Hàn Quốc tạm thời ngưng lại từ năm 2008, sau đó khu resort Núi Kumgang được kỳ vọng sẽ mở cửa trở lại sau khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ đưa nơi này vào hoạt động nhằm tiếp đón các du khách đến từ Hàn Quốc, giúp các gia đình bị ly tán có cơ hội được đoàn tụ tại khách sạn đẳng cấp nhất nhì CHDCND Triều Tiên này. Từ năm 1998, khách du lịch Hàn Quốc và nước ngoài đã được cho phép tới tham quan và nghỉ lại tại khu resort này và từ năm 1998 đã có hơn một triệu lượt khách người Hàn Quốc đến với khu resort này.[181]

Một đô thị ở CHDCND Triều Tiên

Năm 2002, khu vực xung quanh vùng núi Kumgang đã được quy hoạch để trở thành một khu vực chuyên phát triển du lịch, trải ra trên một diện tích tương đối lớn. Kumgang là một khu resort phức hợp với khách sạn, biệt thự, sân golf, bãi tắm nằm trên một diện tích khổng lồ đến 520 km vuông, giữa vùng núi Kumgang. Khu resort Núi Kumgang còn có những biệt thự trông ra biển. trong khách sạn, những nhân viên khách sạn người Triều Tiên bước đi phía dưới những chùm đèn khổng lồ, khách du lịch có thể đi bộ dọc sân golf của khu resort và có những chai rượu chưng cất theo phương pháp truyền thống của địa phương được bày bán trong một cửa hàng bán đồ lưu niệm nằm trong khu resort. Đây sẽ là hoạt động đầu tiên mở đầu cho hàng loạt chuỗi sự kiện được tổ chức thường xuyên nhằm giúp các gia đình bị ly tán được đoàn tụ. Trong thời gian việc gặp gỡ đoàn tụ các gia đình ở hai miền Triều Tiên còn được tiến hành, lượng du khách Hàn Quốc đến với khu resort Núi Kumgang đã đem về cho Triều Tiên một khoản lợi nhuận vào khoảng 20 triệu USD/năm (tương đương 424 tỉ VND).[181]

Một dự án xây dựng khu trượt tuyết cũng đã được khởi công theo quyết tâm của kế hoạch nhà nước, dự án khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Masik, nằm ở tỉnh Kangwon thuộc Đông Nam CHDCND Triều Tiên, gồm một khu trượt tuyết với độ cao hơn 1.360m trên mực nước biển và nhiều đường trượt với tổng chiều dài 110 km, một khách sạn, bãi đỗ trực thăng và hệ thống cáp treo sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2013, các đường trượt đã xây xong, khách sạn và một số hạng mục khác cũng gần đến giai đoạn hoàn thiện. Theo kế hoạch thì Đảng Lao động Triều Tiên đầu tư xây dựng để cung cấp cho người dân, thanh thiếu niên và trẻ em với những trang thiết bị hiện đại để người dân được tiếp cận và hưởng cuộc sống văn minh và hạnh phúc. Công ty Bartholet Maschinenbau của Thụy Sĩ đã chấp thuận bán ghế ngồi và cabin cáp treo cho Bình Nhưỡng nhưng Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) đã ngăn chặn thỏa thuận ước tính trị giá 7,6 triệu USD này sau khi tăng cường các biện pháp trừng phạt CHDCND Triều Tiên[182][183]

Trung tâm mua sắm ở Bình Nhưỡng

Song song với đó, CHDCND Triều Tiên cũng tiến hành xây trung tâm thương mại tầm cỡ quốc tế. CHDCND Triều Tiên đang thực hiện dự án hợp tác với Trung Quốc xây trung tâm thương mại quốc tế quy mô lớn ở vùng kinh tế phía đông bắc nước này. Dự án xây dựng trung tâm thương mại quốc tế Rason bắt đầu vào tháng 4 ở thành phố Rason, phía đông bắc CHDCND Triều Tiên gần với quận Yanbian ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Dự án do tập đoàn thương mại Rason Paekho của Hàn Quốc và một công ty bất động sản ở Tần Hoàng Đảo của Trung Quốc phối hợp tài trợ. Trong giai đoạn đầu, 7 tòa nhà và một trung tâm mua sắm sẽ được hoàn thành vào tháng 10 năm nay. Giai đoạn thứ 2 sẽ có 9 cửa hàng thời trang, nhà hàng và khách sạn dự kiến hoàn thành vào tháng 10 năm Khu vực này rộng khoảng 40.000 m2. Trung tâm thương mại này là một trong những dự án phát triển lớn nhất ở khu vực Rason. Trước đó, CHDCND Triều Tiên cũng đã tổ chức một hội chợ thương mại quốc tế tại Rason để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.[184]

CHDCND Triều Tiên có khá nhiều công ty Nhà nước, hoạt động mạnh nhất vẫn là các đơn vị thuộc quân đội và công an, ngoài ra còn có các đơn vị như Công ty Minye thuộc Bộ Văn hóa là công ty kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất Bình Nhưỡng và có 3 nhà hàng CHDCND Triều Tiên rất đông khách. Ủy ban hợp tác nước ngoài của CHDCND Triều Tiên cũng đã mở 3 nhà hàng tại Trung Quốc, một nhà hàng tại Campuchia[63] Ủy ban Quốc phòng đã lập ra Ngân hàng phát triển nhà nước và Tập đoàn đầu tư quốc tế Taepung. Cả hai tổ chức này có nhiệm vụ hướng đến đầu tư nước ngoài[35] CHDCND Triều Tiên cũng từng dự định đầu tư 1 triệu USD vào ngành nông nghiệp Primorye thuộc nước Nga. Trên hàng đầu nhắm tới thúc đẩy gieo trồng đậu tương và ngô, ngoài ra, phía CHDCND Triều Tiên quan tâm đến những dự án chung về phát triển chăn nuôi gia súc ở địa bàn này của Nga, còn thêm một hướng hợp tác tiềm năng nữa là du lịch đó CHDCND Triều Tiên đang xây dựng khu nghỉ dưỡng trượt tuyết vùng núi[185]

Tuy nhiên, những việc chi tiêu này bị đánh giá là đã vung tay quá trán khi mạnh tay chi tiền cho những dự án lớn không đem lại hiệu quả kinh tế đặc biệt phần lớn là những dự án tập trung cho các hoạt động du lịch, giải trí xây cất nhà cửa, biệt thự sang trọng và hao tài tốn của trong khi ít đầu tư cho những ngành nghề then chốt.[110] Thậm chí cả các quan chức cấp cao của CHDCND Triều Tiên cũng phàn nàn rằng, họ đã hy vọng nhiều ở ông Kim Jong-Un, nhưng cuộc sống đang khó khăn hơn so với dưới thời Kim Jong-Il, bởi nhà lãnh đạo trẻ chú ý nhiều đến những dự án hoành tráng hơn là cải thiện cuộc sống của người dân.[110]

Đầu tư nước ngoài

Khách sạn Ryugyong

Về đầu tu xây dưng nước ngoài, cũng có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào CHDCND Triều Tiên trong đó Đại gia khách sạn Kempinski Hotels & Resorts chuỗi khách sạn xa xỉ nổi tiếng Thụy Sĩ đã có kế hoạch đầu tư vào để nhận quyền điều hành Ryugyong là một trong những khách sạn lớn nhất thế giới ở Bình Nhưỡng. Khách sản Ryugyong có 105 tầng, được xây theo hình kim tự tháp. Tổng cộng khách sạn có 1.500 phòng, đủ cho toàn bộ khách du lịch phương Tây cả năm tới CHDCND Triều Tiên ở trong vài ngày. Việc xây dựng khách sạn 330m này đã bắt đầu năm 1987 dưới thời Kim Jong-Il. Tuy nhiên, Ryugyong đã bị đình trệ năm 1992 và bị gán biệt danh là Khách sạn bất hạnh. Năm 2008, công trình mới được hoàn thành[186] Kempinski dự định đưa 150 phòng tại tầng trên cùng của Ryugyong vào hoạt động trong giai đoạn đầu và sẽ mở cửa trong hè, khách sạn sẽ thống trị toàn bộ việc kinh doanh tại thành phố và sẽ là máy in tiền nếu CHDCND Triều Tiên mở cửa tuy nhiên việc đưa vào sử dụng phải hoãn lại do tình hình chính trị. Một công ty điều hành khách sạn cao cấp của Đức tuyên bố sẽ mở cửa khách sạn cao nhất thế giới ở thủ đô Bình Nhưỡng vào năm 2013 sau 2 thập kỷ dự án này bị trì hoãn vì thiếu vốn.[110] Một công ty Ai Cập có tên Orascom Group được cho là đã tài trợ dự án để đổi lấy quyền thành lập mạng di động đầu tiên ở CHDCND Triều Tiên và họ đã phát triển mạng lưới, đạt 2 triệu khách hàng thuê bao điện thoại di động[186]

Hầu hết các dự án đầu tư của Trung Quốc vào CHDCND Triều Tiên trong các lĩnh vực giao thông, phát điện và cơ sở hạ tầng đều tập trung ở đặc khu kinh tế Rason nằm ở phía Đông Bắc của nước này. Khu Rason có quy mô lớn hơn nhiều so với Kaesong và được xem là nền móng cho các hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở CHDCND Triều Tiên.[49] Trung Quốc da dau tu xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải tại khu vực hợp tác quốc gia Changjitu, nối liền Changchin, Cát Lâm và khu vực sông Tumen với CHDCND Triều Tiên. Xét riêng trên khía cạnh phát triển hệ thống vận tải, Trung Quốc đã xây dựng một cây cầu mới bắc qua sông Yalu, nối liền Đan Đông (Trung Quốc) với tỉnh Hamgyong của CHDCND Triều Tiên. Đây là nơi tiến hành 70% lượng giao dịch thương mại giữa hai nước. CHDCND Triều Tiên cũng đồng ý cho Trung Quốc sử dụng cảng Najin, nằm trong khu hợp tác của tỉnh Hamgyong. Hiện nay, 10% ngân sách của Trung Quốc dành cho khu vực Changjitu được sử dụng cho xây dựng các mạng lưới vận tải và cung ứng hàng hóa[187] chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2009, trong hàng triệu USD đầu tư của Trung Quốc đổ vào CHDCND Triều Tiên, nhiều hơn cả khả năng mà nước này có thể sử dụng[10]

Trung Quốc đã quyết định đầu tư 3 tỷ USD để phát triển khu kinh tế thương mại ở Đông Bắc CHDCND Triều Tiên. Họ sẽ xây dựng một sân bay, một nhà máy điện và một tuyến đường sắt xuyên biên giới và các cầu cảng ở khu công nghiệp Rason. Đổi lại, Trung Quốc được phép sử dụng cảng Rason trong 50 năm[167] Các nhà đầu tư Trung Quốc đã xây dựng con một con đường từ Rason đến Trung Quốc[188]Nga đã xây dựng các tuyến đường sắt nối vào tuyến đường sắt xuyên Siberi. Yanbian là một công ty Trung Quốc có đóng góp lớn đối với sự phát triển ở Rason, công ty này đã có mặt ở đây từ cách đây 13 năm, bắt đầu từ việc xây chợ, xây sòng bạc, một bệnh viện, một nhà máy sản xuất bánh mỳ và tòa nhà viễn thông. Hiện tại công ty đang xây một nhà máy xi măng và khai thác hai mỏ sắt[189] Ngoài ra, Triều Tiên cũng đã cam kết cho Trung Quốc thuê đảo Hwanggumphyong trong vòng 50 năm để phát triển các doanh nghiệp liên quan đến công nghệ thông tin, du lịch, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp[184]

Tập đoàn Weijin (Hồ Nam, Trung Quốc) cũng đầu tư 20 triệu USD vào một mỏ vàng trữ lượng 50 tấn ở CHDCND Triều Tiên, đồng thời xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại nước này.[53] Để thuận tiện cho hoạt động trao đổi hàng hóa hai nước, Trung Quốc còn xây một cây cầu bắc qua sông Giáp lục (tỉnh Đan Đông) trị giá 250 triệu USD để nối với một khu kinh tế đặc biệt ở CHDCND Triều Tiên. Sự gần gũi về địa lý đã biến Đan Đông thành trung tâm thương mại lớn nhất giữa hai nước. Khi CHDCND Triều Tiên chịu cấm vận về ngân hàng và thiếu ngoại tệ, họ đã gửi rất nhiều xe tải qua đây, mang theo khoáng sản để đổi lấy hàng hóa của Trung Quốc do đó cây cầu này luôn rất tấp nập.[53] Trung Quốc còn xuất khẩu mô hình siêu thị đến với nước láng giềng. Điển hình là trung tâm mua sắm Kwangbok - được mệnh danh là Walmart của CHDCND Triều Tiên, mở cửa từ tháng 2 năm 2012. Đây là công trình hợp tác của Công ty thương mại quốc tế Feihaimengxin (Trung Quốc) và Tập đoàn thương mại Taesong (CHDCND Triều Tiên). Trong đây không chỉ có đồ Trung Quốc mà còn có hàng Mỹ, Âu và Nhật Bản được vận chuyển từ Trung Quốc sang[53]